1. Tuân thủ lịch bảo dưỡng của nhà sản xuất.
Nếu xe không được bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định, nhà sản xuất có thể từ chối bảo hành sản phầm khi xe gặp sự cố.
2. Bảo dưỡng định kỳ theo giờ hoạt động của xe.
Xe ép rác có thời gian vận hành tại chỗ rất nhiều do vậy nếu quý khách bảo dưỡng xe theo số Km sử dụng sẽ không thực sự chính xác. Việc bảo dưỡng xe theo số Km sử dụng chỉ phù hợp với các xe chạy đường trường. Riêng đối với xe ép rác quý khách nên tính chu kỳ bảo dưỡng theo số giờ hoạt động thực tế.
Trên cơ sở vận tốc trung bình khi xe di chuyển trên đường trường là 50-60 km/h, quý khách sẽ quy đổi từ số giờ hoạt động của xe thành số km sử dụng tương đương. Ví dụ trung bình mỗi ngày xe hoạt động 8 giờ thì tương đương với 8h x 50km/h = 400 km sử dụng.
3. Kiểm tra nhớt máy thường xuyên.
Việc ước lượng thời gian hoạt động trung bình mỗi ngày của xe chỉ mang tính tương đối. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra mực nhớt động cơ để kịp thời phát hiện sự hao hụt bất thường.
4. Vệ sinh xe sau mỗi ngày sử dụng.
Rác thải thường chứa rất nhiều nước và tạp chất có tính oxy hóa và tính ăn mòn cao. Để hạn chế sự gỉ sét thùng xe quý khách nên rửa xe sau mỗi ngày làm việc. Lưu ý không xịt rửa nước trực tiếp vào hệ thống đèn điện, bộ công tắc ga tự động.
5. Chú ý đến vấn đề bôi trơn.
Xe ép rác có hệ thống ray trượt bàn xả, ray trượt bàn ép, các ắc xilanh… là các chi tiết chuyển động cần được bôi trơn thường xuyên để giảm sự mài mòn. Theo định kỳ mỗi tuần một lần quý khách nên bôi trơn các ray trượt bằng mỡ bò. Riêng ray trượt bàn ép quý khách nên sử dụng nhớt máy thải loại xịt vào hàng ngày sẽ giúp giảm bớt sự mài mòn đường ray và các mặt trượt. Thường xuyên bơm mỡ cho láp bơm để tránh bị hư hỏng chữ thập và gãy láp bơm.
6. Thay nhớt thủy lực theo định kỳ.
Trong quá trình sản xuất lắp đặt xe ép rác sẽ có một lượng bui bẩn hoặc mạt sắt lọt vào trong hệ thống thủy lực. Do vậy chúng ta nên thay nhớt thủy lực sau 03 tháng sử dụng đầu tiên. Sau đó thay theo định kỳ mỗi năm một lần. Khi thay nhớt phải kết hợp súc rửa lọc, súc rửa thùng nhớt để loại bỏ cặn bẩn. Thay lọc nhớt theo định kỳ tối thiểu là 03 năm một lần. Sửu dụng loại nhớt đúng tiêu chuẩn ISO 68 (nhớt 10), không pha trộn nhiều loại nhớt thủy lực với nhau.
Chú ý nếu nhớt thủy lực có màu trắng sữa là biểu hiện nhớt đã bị nhiễm nước.
7. Ngắt cóc bơm (PTO) khi xe di chuyển.
Để tránh hiện tượng gì máy, hư hại hộp số và làm nóng hệ thống thủy lực quý khách phải ngắt cóc bơm khi xe di chuyển từ điểm lấy rác này tới điểm lấy rác khác, trừ trường hợp hai điểm lấy rác rất gần nhau.
8. Đạp hết chân côn khi đóng ngắt cóc bơm.
Khi đóng ngắt cóc bơm nếu chân côn không được đạp dứt khoát sẽ gây ra sự va đập giữa các bánh răng cóc bơm và bánh răng hộp số. Lâu ngày những va đập này có thể gây ra hiện tượng mẻ răng, gãy răng cóc bơm.
9. Không hạ buồng ép xuống đột ngột.
Xe ép rác Đức Long được trang bị bộ van an toàn chống rơi buồng ép. Khi xe bị bể ống dầu đột ngột, van an toàn sẽ tự động đóng lại không cho buồng ép rơi xuống tự do gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Quý khách lưu ý không hạ buồng ép xuống đột ngột vì sẽ làm kích hoạt van an toàn, khi đó buồng ép sẽ không thể hạ xuống được nữa.
10. Thu bàn xả rác về hết hành trình trước khi ép rác.
Khi ép rác lực ép sẽ tác động lên bàn xả rác và xilanh xả rác thông qua khối rác bên trong thùng chứa. Nếu không rút bàn xả rác về hết hành trình lực ép rác có thể làm gãy ti xả rác.
11. Nâng buồng ép lên trước khi xả rác.
Trước khi xả rác người vận hành phải nâng buồng ép lên. Nếu không lực xả rác có thể làm hư hỏng bàn xả rác, làm phù vách và mui thùng chứa rác, làm phù tấm chặn rác phía sau … Thùng xe khi đó sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng.
12. Đặc biệt lưu ý tới vấn đề an toàn.
Sử dụng thanh chống buồng ép mỗi khi vệ sinh, sửa chữa xe. Chú ý quan sát xung quanh trước khi nâng hạ buồng ép. Không đứng bên dưới khi đã nâng buồng ép lên. Không đưa tay vào khu vực cuốn ép rác khi xe đang vận hành…